F&B Today
Kiến Thức

Bí quyết lập kế hoạch Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp F&B

1.      Tổng quan về ngành F&B

F&B là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Food and Beverage”, nghĩa tiếng Việt để chỉ ngành dịch vụ thực phẩm và đồ uống. Nói rõ hơn thì đây là loại hình kinh doanh chuyên cung cấp, phục vụ đồ ăn, thức uống cho khách hàng. Đối tượng kinh doanh trong ngành F&B có thể là các nhà hàng, khách sạn, quán bar, cửa hàng thực phẩm, cửa hàng bán đồ ăn nhanh,…

Lĩnh vực hấp dẫn là vậy nên trên thị trường cũng có nhiều đối thủ, đi kèm với đó là sự cạnh tranh gay gắt. Cộng thêm với việc, Việt Nam vừa trải qua 2 năm đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến ngành F&B. Có những doanh nghiệp phải đóng cửa, đóng bớt cửa hàng và không hiếm những doanh nghiệp đã và đang chuyển đổi để vượt sóng Covid.


Khi lập kế hoạch cho ngành F&B (Food & Beverage), bạn có thể tham khảo các bước sau:

1. Nghiên cứu và phân tích thị trường: Tìm hiểu về xu hướng tiêu dùng, thị trường cạnh tranh, nhu cầu của khách hàng, v.v.

2. Xác định mục tiêu kinh doanh: Đặt ra mục tiêu cụ thể như doanh thu, lợi nhuận, số lượng khách hàng, v.v.

3. Xây dựng mô hình kinh doanh: Xác định mô hình kinh doanh của bạn, bao gồm các yếu tố như loại hình F&B, đối tượng khách hàng, điểm mạnh và điểm yếu, v.v.

4. Lập kế hoạch tài chính: Đánh giá và ước lượng các nguồn tài chính cần thiết để vận hành kinh doanh, bao gồm vốn đầu tư ban đầu, chi phí hoạt động hàng ngày, v.v

2.      Các chiến lược Marketing hiệu quả dành cho ngành F&B

Marketing là hoạt động không thể thiếu trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực, ngành F&B cũng không ngoại lệ. Thông thường, doanh nghiệp sẽ triển khai các hoạt động chiến lược Marketing ngành F&B để thúc đẩy việc mua bán sản phẩm, dịch vụ. Từ đó Marketing có vị trí quan trọng trong việc thu hút khách hàng mới đừng quên giữ chân khách hàng cũ, xây dựng tệp khách hàng trung thành. Tất cả nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là tăng doanh thu.

Dưới đây là những chiến lược mà doanh nghiệp cần tham khảo, để triển khai mang lại doanh thu cũng như tệp khách hàng tốt nhất :

Xây Dựng Thương Hiệu Doanh Nghiệp  : Xây dựng định vị thương hiệu trong chiến lược marketing cho ngành F&B là quá trình xác định vị trí cụ thể mà thương hiệu của bạn muốn chiếm trong tâm trí khách hàng. Định vị thương hiệu giúp bạn xác định những giá trị độc đáo và lợi thế cạnh tranh mà bạn mang đến cho khách hàng trong lĩnh vực F&B, từ đó tạo nên một hình ảnh đặc trưng và hấp dẫn.

Thiết kế bao bì sản phẩm : Có gì đó trong tâm lý người tiêu dùng khi mua và lựa chọn một sản phẩm chính là dựa vào thiết kế bao bì của nó. Bởi vậy, không ít doanh nghiệp F&B đầu tư vào việc xây dựng các hình ảnh, thông tin cho mặt hàng mà mình cung cấp. Cụ thể các chi tiết nhỏ như phông chữ, logo, màu sắc, kiểu dáng… tất cả đều phải thử nghiệm và đảm bảo gây ấn tượng với người tiêu dùng. Có như thế, khách hàng mới nhớ tới và lựa chọn sản phẩm của bạn.

Làm nổi bật USP : USP là cụm từ viết tắt của Unique Selling Point, có nghĩa điểm bán hàng độc nhất. Hiểu đơn giản hơn, đây chính là cách khiến khách hàng nhờ tới và phân biệt doanh nghiệp của bạn với vô vàn đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Tiêu biểu trong ngành F&B thì giá trị khác biệt ở các món ăn, đồ uống nằm ở hương vị, cách chế biến, nguyên liệu, tính thẩm mĩ, độ an toàn, chất lượng, dinh dưỡng…

Bởi vậy, dù là yếu tố nào đi chăng nữa, hãy lựa chọn và xây dựng cho mình USP thật độc đáo, ấn tượng và gây chú ý cho khách hàng. Chỉ như thế, doanh nghiệp mới có thể bức phá, đứng vững trên thị trường ngành F&B.

Xây dựng website hoặc blog riêng cho doanh nghiệp : việc xây dựng một website chính thống giúp đơn vị đánh dấu sự xuất hiện của mình trên thị trường. Thông qua đó, khách hàng sẽ dễ dàng tìm đến bạn qua các nền tảng công nghệ. Tương tự như viết blog, việc tạo ra các nội dung cần thiết, hữu ích và thu hút một lượng độc giả lớn khiến cho khách hàng tin tưởng và đánh giá cao sự nỗ lực của bạn.

Nếu mới bắt đầu bước chân vào kinh doanh F&B, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn làm việc này đầu tiên. Đây cũng là cách mà doanh nghiệp có thể truyền thông, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới nhiều đối tượng khác.

Email Marketing : Chỉ cần một vài thao tác đơn giản trên internet, bạn có thể gửi tới hàng ngàn khách hàng trong mỗi tuần để mời tham dự sự kiện nào đó hay chỉ thông báo cho họ về chương trình giảm giá hoặc mẫu sản phẩm mới để trải nghiệm thử.

Social media marketing : Xu hướng công nghệ ngày càng phát triển, các phương tiện Social media càng có sức ảnh hưởng tới các ngành nghề bao gồm cả F&B.

Với thói quen lướt quen, truy cập mạng xã hội hằng ngày, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận các đối tượng khách hàng mục tiêu nhanh chóng.

Đơn giản như tối ưu hình ảnh món ăn đẹp mắt, hấp dẫn hay đăng một video review lôi cuốn, doanh nghiệp hoàn toàn có thể gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng. Nhờ đó mà tăng doanh số lên gấp bội.

Tổ chức sự kiện : Mỗi chương trình sự kiện, khách hàng tới tham dự sẽ được thưởng thức các món ăn nổi bật và biết thêm nhiều chính sách khuyến mãi…thông qua các banner, tờ rơi quảng cáo hay những thông tin trực tuyến trên fanpage, website. Bằng cách tổ chức sự kiện tại nhà hàng, doanh nghiệp của bạn cũng có thể gây ấn tượng với một ai đó chỉ vô tình lướt qua hay đọc được các thông tin mà chương trình cung cấp.

Liên kết với các thương hiệu, nhãn hàng khác : Việc hợp tác hay liên kết giúp cho sản phẩm các bên được quảng bá rộng rãi hơn với khách hàng. Không chỉ gia tăng giá trị cho người tiêu dùng, liên kết các thương hiệu, nhãn hàng khác giúp doanh nghiệp thúc đẩy thêm nguồn doanh thu mới và tạo nên lợi thế cạnh tranh trên thị trường F&B so với các đối thủ khác.

3.      Kết luận

Trong ngành F&B, việc ứng dụng các chiến lược marketing đóng vai trò quan trọng để tạo ra sự hấp dẫn và tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Các chiến lược này giúp xác định mục tiêu khách hàng, xây dựng và quảng bá thương hiệu, tăng cường quan hệ khách hàng và tăng doanh số bán hàng.

Bên cạnh đó, tùy vào mục đích của doanh nghiệp có thể triển khai chiến dịch Marketing với mục tiêu là truyền thông, tăng nhận thức về thương hiệu. Ngoài ra cũng có những thương hiệu theo đuổi mục tiêu là thay đổi hành vi người tiêu dùng (tăng độ trung thành,…).

Nếu không muốn bị đào thải trong thị trường khắc nghiệt này, thì mỗi doanh nghiệp cần ứng dụng hợp lý các chiến lược marketing để đạt hiệu quả tốt nhất.

Related posts

Food tour giúp gì cho thị trường F&B ?

peach
1 year ago

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ Agency

peach
1 year ago

Xu hướng ứng dụng công nghệ trong ngành F&B

peach
1 year ago
Exit mobile version